CUACUONCHONGCHAY
Hotline: 0914.210.515
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
0914.210.515

Các giải pháp phòng cháy cơ bản, thoát nạn khi có cháy tại các nhà cao tầng, chung cư

 Các biện pháp phòng cháy cơ bản

         
- Khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà phải có thiết kế và tuân thủ đúng quy định pháp luật, tiêu chuẩn an toàn PCCC (Nhà cao tầng, chung cư thuộc Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC trước khi hoạt động);
         
- Trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy và các phương tiện chữa cháy ban đầu tại căn hộ: Bình chữa cháy xách tay, chăn chiên chữa cháy, xô dự trữ nước chữa cháy,… theo quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về PCCC.
         
- Trang bị các thiết bị phục vụ thoát nạn: dây thừng thoát nạn, dây thoát nạn thả chậm, thang dây thoát nạn phù hợp với độ cao của căn hộ; trang bị mặt nạ phòng chống khói khí độc, … Có phương án chữa cháy, thoát nạn và hướng dẫn cho tất cả thành viên cư trú trong chung cư, tòa nhà luyện tập thành thạo và thực hành khi có cháy nổ;
         
- Thường xuyên tự kiểm tra an toàn PCCC, chú ý các khu vực có nguy cơ cháy cao: bếp, khu vực thờ cúng, khu vực sạc pin điện thoại, xe điện,… Không cắm sạc các thiết bị điện qua đêm. Hệ thống điện phải đảm bảo an toàn, có thiết bị bảo vệ quá tải, ngắn mạch, không câu móc, không cắm nhiều thiết bị điện chung một ổ cắm.
         
- Chú ý cẩn thận trong quá trình hàn cắt kim loại, sửa chữa điện, nơi có nguy cơ phóng điện;
         
- Khi thắp hương, đốt vàng mã, nấu ăn phải chú ý trông coi, không để xảy ra cháy lan.
         
- Tham gia các buổi tập huấn PCCC và CNCH; học và thực hành sử dụng các thiết bị bình chữa cháy, dụng cụ thoát nạn;
         
- Cài đặt App báo cháy 114 và quan tâm trang Zalo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.
 cửa cuốn chống cháy EI30, cửa cuốn chống cháy EI45, cửa cuốn chống cháy EI60, cửa cuốn chống cháy EI70
 cửa cuốn chống cháy EI30, cửa cuốn chống cháy EI45, cửa cuốn chống cháy EI60, cửa cuốn chống cháy EI70
         

* Cách thức thoát nạn khi có cháy:

         
- Nắm kỹ sơ đồ thoát nạn từng tầng và thường xuyên tự thao tác di chuyển lên xuống bằng các lối thoát nạn này để làm quen với địa hình; chú ý đến hệ thống chỉ dẫn thoát nạn trong tòa nhà (đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn);
         
- Trước khi mở cửa phòng để thoát nạn phải kiểm tra nhiệt độ của cửa phòng bằng mu bàn tay, nếu nhiệt độ không quá nóng thì tiếp tục thoát nạn bằng cách khom lưng, men theo bờ tường để đến các lối thoát nạn, tốt nhất, nên sử dụng mặt nạ phòng chống khói khí độc hoặc khăn ướt để bịt mũi trong quá trình thoát nạn; nếu nhiệt độ quá nóng thì không được thoát nạn qua cửa đó mà phải chèn bịt kín cửa đó lại, tiếp cận đến ban công và gọi điện thoại 114 thông báo hoặc sử dụng khăn, áo vải vẩy kết hợp với hô to để mọi người biết vị trí của mình;
         
- Nếu phải băng qua lửa hoặc khói, phải dùng mặt nạ phòng chống khói khí độc hoặc chăn, quần áo, khăn ướt trùm lên đầu và mặt.
         
- Có thể dùng đồ vải nối lại hoặc thang dây, dây thả chậm, dây thừng để leo xuống đất. Không được nhảy từ tầng quá cao xuống đất nếu không có sự hướng dẫn của lực lượng cứu hộ. Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Để thoát hiểm an toàn phải thoát hiểm bằng thang bộ.
         
- Trong quá trình di chuyển thoát nạn cố gắng thông báo tin cháy cho các căn hộ khác và hướng dẫn họ thoát nạn theo lối thoát nạn gần nhất.
Bài viết khác