CUACUONCHONGCHAY
Hotline: 0914.210.515
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
0914.210.515

Quy định về PCCC cho công trình nhà cao tầng chung cư

I. Đối tượng thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC:

– Theo quy định tại phục lục IV Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định: Các công trình nhà cao tầng (trừ nhà ở gia đình) phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

II. Quy định chung:

* Theo quy định của TCVN 6160:1996:

– Nhà cao tầng là nhà và công trình công cộng có chiều cao từ 25m đến 100m (tương đương từ 10 tầng đến 30 tầng).

* Theo quy định của QCVN 06:2010/BXD:

– Chiều cao nhà được xác định bằng chiều cao bố trí của tầng trên cùng không kể tầng kỹ thuật trên cùng. Còn chiều cao bố trí của tầng được xác định bằng khoảng cách từ đường cho xe chữa cháy tiếp cận tới mép dưới của cửa sổ mở trên tường ngoài của tầng đó.

– Tầng hầm: là tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.

– Tầng nửa hầm: là tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang cốt mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.

III. Một số giải pháp thiết kế đối với công trình nhà cao tầng:

1. Chữa cháy và cứu nạn:

1.1. Giao thông phục vụ chữa cháy:

– Chiều rộng của mặt đường không được nhỏ hơn 3,5m cho mỗi làn xe. Chiều cao của khoảng không tính từ mặt đường lên phía trên không được nhỏ hơn 4,25m;

– Thiết kế đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy, xe thang, xe cần nâng có thể tiếp cận đến từng căn hộ hoặc gian phòng trên các tầng cao. Khoảng cách từ mép đường xe chạy đến tường nhà cho phép từ 8 m đến 10 m đối với các nhà cao trên 10 tầng.

Trong các vùng có khoảng cách này không cho phép bố trí tường ngăn, đường dây tải điện trên không và trồng cây cao thành hàng.

– Dọc theo các mặt ngoài nhà nơi không có lối vào, cho phép bố trí các khoảng đất có chiều rộng tối thiểu 6 m và chiều dài tối thiểu 12 m dùng đậu xe chữa cháy có kể tới tải trọng cho phép của chúng trên lớp áo và đất nền.

– Mặt đường giao thông, phần diện tích đường giao thông đi qua trần tầng hầm, bể nước ngầm (nếu có)….phải tính toán đảm bảo khả năng chịu được tải trọng của xe chữa cháy, xe thang, xe cần nâng khi cần triển khai hoạt động.

– Đối với ngôi nhà có diện tích xây dựng lớn hơn 10.000m2 hoặc rộng trên 100m phải có lối vào cho xe chữa cháy từ mọi phía.

– Ngoài ra với một số yêu cầu đối với đường cụt, thiết kế bãi quay xe phải tuân thủ theo quy định tại mục 5.2; 5.3; 5.4 và 5.6 QCVN 06:2010/BXD.

1.2. Thang máy chữa cháy và các phương tiện cứu nạn:

1.2.1. Yêu cầu đối với công trình phải trang bị thang máy chữa cháy và các phương tiện cứu nạn:

– Trong mỗi khoang cháy của các nhà có chiều cao >28m (trừ nhà nhóm F1.3) bố trí thang máy đáp ứng yêu cầu để vận chuyển lực lượng và phương tiện chữa cháy (theo quy định tại mục 5.14 QCVN 06:2010/BXD).

– Trong các ga ra ngầm có trên hai tầng hầm, trong mỗi khoang cháy phải bố trí ít nhất một thang máy làm việc ở chế độ “chuyên chở lực lượng chữa cháy” (theo quy định tại mục 4.20 QCVN 06:2010/BXD).

– Các nhà chung cư, khách sạn và các loại nhà khác cao từ 25m trở lên và có hơn 50 người trên một tầng phải được trang bị phương tiện cứu người. Việc trang bị loại phương tiện cứu người đối với từng công trình cụ thể sẽ do Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền quyết định (theo quy định tại mục 10.1.1 TCVN 3890:2009).

– Các nhà chung cư, khách sạn và các loại nhà khác cao từ 25m trở lên phải được trang bị tối thiểu 01 bộ dụng cụ phá dỡ thông thường (gồm: xà beng, cưa tay, búa, kìm cộng lực…), ngoài ra đối với công trình khách sạn phải trang bị phương tiện bảo hộ chống khói và bố trí trong phòng tại vị trí dễ thấy, dễ lấy. Trang bị tối thiểu mỗi người một khẩu trang lọc độc, khuyến khích trang bị thêm mặt trùm lọc độc (theo quy định tại mục 10.1.9 TCVN 3890:2009).

1.2.2. Thang máy theo quy định pccc phục vụ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp:

* Một số lưu ý khi thiết kế thang máy phục vụ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp: 

– Thang máy được bố trí trong giếng thang đảm bảo yêu cầu chống cháy và có phòng đệm ngăn cháy trước khi vào thang máy ở mỗi tầng. Cấu kiện xây dựng của thang máy như: Giếng thang máy, phòng đệm ngăn cháy, cửa đi ngăn cháy tại phòng đệm, cửa của giếng thang máy phải có giới hạn chịu lửa (theo quy định tại mục 4.23 QCVN 06:2010).

– Phòng đệm có thể chung với buồng thang thoát nạn, trong phòng đệm có họng chờ cấp nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy.

– Kích thước chiều rộng của cabin không được nhỏ hơn 1.100mm, kích thước chiều sâu không được nhỏ hơn 1.400mm và tải trọng định mức không được nhỏ hơn 630 kg. Chiều rộng nhỏ nhất của lối vào cabin phải là 800mm. Khi thang máy chữa cháy được sử dụng có tính đến việc sơ tán người khỏi đám cháy và có sử dụng băng ca hoặc giường hoặc thang máy chữa cháy có hai lối vào thì tải trọng danh định nhỏ nhất phải là 1.000 kg và kích thước chiều rộng của cabin phải là 1.100mm và chiều sâu của cabin phải không nhỏ hơn 2.100mm.

– Vật liệu bên trong của cabin phải là vật liệu không cháy, trong cabin thang máy chữa cháy phải có điện thoại chuyên dụng cho chữa cháy.

– Tại tầng 1 (trệt), thang máy chữa cháy phải có cửa ra thông thẳng ra ngoài nhà hoặc qua lối đi với độ dài không quá 30m để thông thẳng ra ngoài nhà phải có nút bấm dành riêng cho lực lượng chữa cháy thao tác sử dụng.

– Tốc độ của thang máy chữa cháy phải đảm bảo thời gian đi từ tầng phục vụ chữa cháy (thường là tầng 1 hay tầng trệt) đến tầng cao nhất không quá 60 giây.

– Hệ thống điện cấp cho thang máy và chiếu sáng phải gồm có các nguồn điện cung cấp chính và phụ (khẩn cấp, dự phòng, luân phiên) với đường cáp chống cháy.

Ngoài ra: Một số yêu cầu kỹ thuật khác phải đảm bảo theo quy định của TCVN 6396-72:2010 “Phần 72: Thang máy chữa cháy”, TCVN 6396-73:2010 “Phần 73: Trạng thái của thang máy trong trường hợp có cháy”.

Thang máy theo quy định pccc phục vụ công tác chữa cháy ở tòa nhà cao tầng
Thang máy theo quy định pccc phục vụ công tác chữa cháy ở tòa nhà cao tầng

1.3. Lối ra mái: Theo quy định tại mục 5.7; 5.8 QCVN 06:2010/BXD:

Đối với các nhà có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 10 m tính đến diềm mái hoặc mép trên của tường ngoài (tường chắn) phải có các lối ra mái trực tiếp từ các buồng thang bộ hoặc đi qua tầng áp mái, hoặc đi theo cầu thang bộ loại 3, hoặc đi theo thang chữa cháy ngoài nhà.

Số lượng lối ra mái và việc bố trí chúng phải dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng và các kích thước của ngôi nhà, nhưng không được ít hơn một lối ra:

– Cho mỗi khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng 100 m chiều dài của nhà có tầng áp mái;

– Cho mỗi diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 m2 mái của nhà không có tầng áp mái thuộc các nhóm F 1, F 2, F 3 và F 4;

2. Bậc chịu lửa theo quy định PCCC:

* Theo quy định tại mục 5.1 TCVN 6160:1996: Nhà cao tầng phải được thiết kế với bậc chịu lửa 1 và giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện chính cũng như vật liệu để làm các cấu kiện đó được quy định trong bảng 1:Bảng 1:

 

Bậc chịu lửa của nhà

Giới hạn chịu lửa, phút
Cột tường chịu lực, tường buồng thang, tường ngăn cháy Chiếu nghỉ, bậc và các cấu kiện khác của thang Tường ngoài không chịu lực Tường trong

không chịu lực (tường ngăn)

Tấm lát và các cấu kiện chịu lực khác của sàn Tấm lát và các cấu kiện chịu lực khác của mái
1 150 60 30 30 60 30

Chú thích: Kết cấu thép cho tầng hầm, mái và sàn phải được bảo vệ bằng vật liệu không cháy, kết cấu phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút.

* Xác định bậc chịu lửa của nhà và công trình (theo quy định tại bảng 4, phụ lục F và phụ lục H QCVN 06:2010/BXD).

Xác định bậc chịu lửa để đảm bảo an toàn cho công trình
Xác định bậc chịu lửa để đảm bảo an toàn cho công trình

3. Khoảng cách PCCC:

– Khoảng cách PCCC giữa các nhà ở, công trình công cộng trong cùng một dự án hoặc một khu đất được xác định theo mục E1, phụ lục E QCVN 06:2010/BXD.

– Khoảng cách PCCC từ công trình đến đường ranh giới khu đất trong khoảng từ 0m đến <1m, phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Tường ngoài phải là tường ngăn cháy loại 1 (REI 150) đối với nhà có bậc chịu lửa I và II; và là tường ngăn cháy loại 2 (REI 60) đối với nhà có bậc chịu lửa III và IV;

+ Bề mặt ngoài của tường ngoài không được sử dụng các vật liệu có tính nguy hiểm cháy cao hơn các nhóm Ch1 và LT1.

– Khoảng cách PCCC từ công trình đến đường ranh giới khu đất trong khoảng >1m thì cho phép bố trí, cấu tạo một số phần diện tích của bề mặt tường ngoài có tính chịu lửa thấp hơn yêu cầu đối với một tường ngăn cháy và được gọi là phần diện tích không được bảo vệ chống cháy của tường. Diện tích cho phép lớn nhất của phần không được bảo vệ chống cháy của tường ngoài được quy định phụ thuộc vào khoảng cách của tường ngoài đó đến đường ranh giới khu đất của nhà, và được cho trong Bảng E 3 phụ lục E QCVN 06:2010/BXD.xc

– Ngoài ra: Đối với một số công trình nhà cao tầng có thiết kế trạm biến áp đặt ngoài nhà, phải xác định khoảng cách PCCC từ trạm biến áp đến công trình theo quy định tại mục III.2.75 và mục III.2.83 Quy phạm trang bị điện Phần III Trang bị phân phối và trạm biến áp 11 TCN -20 -2006:

Mục III.2.75 (trong phần: Trang bị phân phối và trạm biến áp ngoài trời) quy định: Khoảng trống giữa các MBA trên 1MVA đặt ngoài trời với nhau hoặc với các công trình (toà nhà v.v.) khác không được nhỏ hơn trị số G trong bảng III.2.5.

Nếu khoảng trống trên không đạt trị số G:
– Trường hợp giữa các máy biến áp với nhau: phải đặt tường ngăn có mức chịu lửa trên 60 phút (xem hình III.2.8a).
– Trường hợp giữa máy biến áp và toà nhà: hoặc tường của toà nhà phải có mức chịu lửa trên 90 phút (xem hình III.2.8b) hoặc phải làm tường ngăn có mức chịu lửa trên 60 phút.
Bảng III.2.5: Khoảng trống giữa các MBA hoặc với công trình

Dung lượng danh định, MVA Khoảng trống G, m
Trên 1 đến 10

Trên 10 đến 40

Trên 40 đến 200

Trên 200

3

5

10

15

Mục III.2.83 (trong phần Trang bị phân phối và trạm biến áp trong nhà) quy định: Khoảng cách từ nhà phân phối xây độc lập đến nhà sản xuất và công trình của xí nghiệp công nghiệp, đến nhà ở, đến nhà công cộng không được nhỏ hơn yêu cầu về giao thông và khoảng cách PCCC trong TCVN 2622-1995; QCVN 06:2010/BXD.

Trong điều kiện chật hẹp có thể giảm các khoảng cách PCCC nêu trên, khi tường của nhà phân phối là tường kín và không có cửa hướng về phía nhà và công trình lân cận, với sự thoả thuận của cơ quan phòng cháy, chữa cháy địa phương.

Không quy định khoảng cách giữa các TBA xây liền kề nhà hoặc nằm bên trong nhà, bố trí dọc theo chu vi của nhà công nghiệp. Các yêu cầu đặc biệt đối với TBA liền kề và bên trong nhà công cộng hoặc dân dụng theo quy phạm xây dựng hiện hành.

4. Bố trí công năng trong công trình:

– Các nhà cao trên 10 tầng phải có phòng trực điều khiển chống cháy và có nhân viên có chuyên môn thường xuyên trực tại phòng trực điều khiển (theo quy định tại mục 5.18 QCVN 06:2010/BXD).

– Các ga ra ô tô trên mặt đất được được phép xây dựng với chiều cao không quá 9 tầng, các ga ra ô tô ngầm không quá 5 tầng ngầm (theo quy định tại mục 4.1 QCVN 08:2009/BXD).

– Không cho phép bố trí các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B dưới các gian phòng dùng cho hơn 50 người có mặt đồng thời, cũng như trong các tầng hầm hoặc tầng nửa hầm. Không cho phép bố trí các gian phòng nhóm F1.1, F1.2 và F1.3 trong các tầng hầm và tầng nửa hầm (theo quy định tại mục 3.1.6 QCVN 06:2010/BXD).

– Ga ra tô tô được phép bố trí trong các nhà chức năng khác có bậc chịu lửa I, II có các cấu kiện được làm từ các vật liệu không cháy và khó cháy trừ các ngôi nhà nhóm F1.1, F4.1 và các nhà sản xuất nhóm F5 hạng A và B (phụ lục B). Trong các nhà nhóm F1.4 được phép bố trí các ga ra ô tô không phụ thuộc bậc chịu lửa của chúng. Trong các nhà nhóm F1.3 chỉ được phép bố trí các ga ra cho các xe con với chỗ cố định (không có vách ngăn riêng) cho các chủ xe. Dưới các nhà thuộc nhóm F.1.1, F4.1 không được phép bố trí ga ra ô tô (theo quy định tại mục 3.4. QCVN 08:2009/BXD).

– Trong các tầng hầm và tầng nửa hầm, không cho phép bố trí các gian phòng có sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí và chất lỏng cháy cũng như các vật liệu dễ bắt cháy, trừ các trường hợp nói riêng (theo quy định tại mục 4.8. QCVN 06:2010/BXD).

– Các gian phòng làm việc của nhân viên trực ban hay và nhân viên phục vụ, cấp nước và chữa cháy bằng bơm, các trạm biến thế (chỉ với biến thế khô), kho hành lý của khác, phòng cho người khuyết tật được phép bố trí không dưới tầng thứ nhất (tầng trên cùng) của tầng hầm công trình. Không quy định việc bố trí các phòng kỹ thuật khác trên các tầng. Các phòng nêu trên phải được cách ly với các phòng lưu giữ ô tô bằng các vách ngăn cháy loại 1 (theo quy định tại mục 4.34 QCVN 08:2009/BXD).

Ngoài ra: Một số quy định về “bố trí mặt bằng” theo quy tại mục 7 TCVN 6160:1996.

Mục 7.3. Các lò đốt bằng dầu, khí, các máy biến thế, các thiết bị điện cao thế không được đặt trong nhà cao tầng và phải bố trí ở phòng riêng bên ngoài.

Trường hợp đặc biệt phải bố trí trong nhà cao tầng thì:

– Lò đốt bằng dầu, khi không được bố trí bên trên, bên cạnh hay phía dưới phòng có nhiều người. Tường ngăn giữa lò đốt và các phòng khác phải làm bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu Lửa không nhỏ hơn 150 phút. Sàn và các bộ phận cách ly khác cũng bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút;

– Lò đốt, máy biến thế phải bố trí ở tầng 1 và có cửa trực tiếp ra bên ngoài; Thiết bị có sử dụng dầu phải có kết cấu phòng dầu tràn.

Mục 7.4. Các phòng dùng làm hội trường, nhà trẻ, mẫu giáo chỉ được bố trí ở tầng 1, 2, 3 và gần cửa thoát nạn.

Mục 7.5. Các phòng thường xuyên tập trung đông người không được đặt ở tầng hầm. Trường hợp cần thiết đặt ở tầng hầm thì diện tích phòng không được lớn hơn 300 m2 và phải có ít nhất 2 lối ra trực tiếp bên ngoài.

Mục 7.7. Không được phép bố trí đường ống dẫn chất khí, chất lỏng dễ cháy phía dưới nhà cao tầng.

5. Lối ra thoát nạn:

5.1. Kiểu lối ra thoát nạn:

* Theo quy định tại mục 3.4.12. QCVN 06:2010/BXD:

Trong các nhà có chiều cao lớn hơn 28 m, cũng như trong các nhà nhóm F5 hạng A hoặc B phải bố trí các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1. Cho phép:

– Bố trí không quá 50% buồng thang bộ loại N2 trong các nhà nhóm F1.3 dạng hành lang;

– Bố trí không quá 50% buồng thang bộ loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy trong các nhà nhóm F 1.1, F 1.2, F 2, F 3 và F 4;

– Bố trí buồng thang bộ loại N2 và N3 có chiếu sáng tự nhiên và luôn có áp suất không khí dương trong các nhà nhóm F 5 hạng A hoặc B;

– Bố trí buồng thang bộ loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy trong các nhà nhóm F 5 hạng B

– Bố trí buồng thang bộ loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy trong các nhà nhóm F 5 hạng C hoặc D. Khi bố trí buồng thang bộ loại L1 thì buồng thang phải được phân khoang bằng vách ngăn cháy đặc qua mỗi 20 m chiều cao và lối đi từ khoang này sang khoang khác của buồng thang phải đặt ở ngoài không gian của buồng thang.

Lối thoát nạn khi cháy
Lối thoát nạn khi cháy

 

Chú thích:
– Các loại buồng thang bộ không nhiễm khói:

+ N1 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoảng thông thoáng bên ngoài nhà theo một lối đi hở (khoảng thông thoáng này thường ở dạng logia hoặc ban công). Lối đi qua khoảng thông thoáng này không được nhiễm khói.

+ N2 – có áp suất không khí dương (áp suất không khí trong buồng thang cao hơn bên ngoài buồng thang) trong buồng thang khi có cháy

+ N3 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không khí dương (áp suất không khí dương trong khoang đệm là thường xuyên hoặc khi có cháy).

– Yêu cầu kỹ thuật của buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1:

Theo quy định tại mục: 3.4.9 QCVN 06:2010/BXD: Tính không nhiễm khói của lối đi qua khoảng thông thoáng bên ngoài dẫn tới các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1 phải được đảm bảo bằng các giải pháp kết cấu và quy hoạch không gian.

Các lối đi này phải để hở, thường không đặt tại các góc bên trong của nhà, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Khi một phần của tường ngoài của nhà nối tiếp với phần tường khác dưới một góc nhỏ hơn 135o thì khoảng cách theo phương ngang từ lỗ cửa đi gần nhất ở khoảng thông thoáng bên ngoài tới đỉnh góc tiếp giáp phải không nhỏ hơn 4 m; khoảng cách này có thể giảm đến bằng giá trị phần nhô ra của tường ngoài; yêu cầu này không áp dụng cho lối đi, nằm ở các góc tiếp giáp lớn hơn hoặc bằng 135o, cũng như cho phần nhô ra của tường ngoài có giá trị không lớn hơn 1,2 m;

– Chiều rộng phần tường giữa các lỗ cửa đi của khoảng thông thoáng bên ngoài và ô cửa sổ gần nhất của gian phòng không được nhỏ hơn 2 m;
– Các lối đi phải có chiều rộng không nhỏ hơn 1,2 m với chiều cao lan can 1,2 m, chiều rộng của phần tường giữa các lỗ cửa đi ở khoảng thông thoáng bên ngoài phải không nhỏ hơn 1,2 m.

Lưu ý: Theo quy định tại mục 3.4.6 QCVN 06:2010/BXD: Tại tầng 1 của buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1 phải có lối ra thoát trực tiếp ngay ra ngoài trời.

Một số hình ảnh minh họa buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1:

 buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1

 buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1

 

5.2. Lối ra thoát nạn từ tầng hầm hoặc tầng nửa hầm:

* Theo quy định tại mục 3.2.2. QCVN 06:2010/BXD:

Các lối ra từ tầng hầm và tầng nửa hầm là lối ra thoát nạn khi thoát trực tiếp ra ngoài và tách biệt với các buồng thang bộ chung của nhà.

Cho phép bố trí:
– Các lối ra thoát nạn từ tầng hầm đi qua các buồng thang bộ chung có lối đi riêng ra bên ngoài được ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ bằng vách đặc ngăn cháy loại 1;

– Các lối ra thoát nạn từ tầng hầm và tầng nửa hầm có bố trí các gian phòng hạng C, D, E, đi vào các gian phòng hạng C 4, D và E và vào sảnh nằm trên tầng một của nhà nhóm F 5 khi bảo đảm các yêu cầu của 4.24 QCVN 06:2010/BXD.

– Các lối ra thoát nạn từ phòng chờ, phòng gửi đồ, phòng hút thuốc và phòng vệ sinh ở tầng hầm hoặc tầng nửa hầm của nhà nhóm F 2, F 3 và F 4 đi vào sảnh của tầng 1 theo các cầu thang bộ riêng loại 2;
– Khoang đệm, kể cả khoang đệm kép trên lối ra ngoài trực tiếp từ nhà, từ tầng hầm và tầng nửa hầm.

5.3. Số lối ra thoát nạn:

* Số lối ra thoát nạn của tầng bố trí ga ra ô tô:

Theo quy định tại mục 4.14 QCVN 08:2009/BXD:

Từ mỗi tầng của một khoang cháy của ga ra (trừ ga ra cơ khí) phải có không ít hơn hai lối ra thoát hiểm phân tán dẫn trực tiếp ra bên ngoài hoặc vào lồng cầu thang bộ.

Cho phép một trong các lối thoát hiểm bố trí trên đường dốc cách ly. Lối đi theo các thềm của đường dốc trên tầng lửng vào lồng thang bộ được phép xem như là lối thoát hiểm.

Các đường dốc trong các nhà ga ra, đồng thời sử dụng làm đường thoát hiểm, phải có vỉa hè rộng không nhỏ hơn 0,8m ở một phía của đường dốc. Cầu thang bộ dùng để làm đường thoát hiểm phải có chiều rộng không nhỏ hơn 1m.

Chú thích: Theo quy định QCVN 08:2009/BXD:
– Ga ra ô tô cơ khí: Ga ra ô tô mà việc vận chuyển ô tô đến các vị trí lưu giữ được thực hiện bằng các thiết bị cơ khí chuyên dùng (không có sự tham gia của người lái).

– Ga ra ô tô: nhà, công trình (hoặc phần của nhà và công trình) hoặc bãi hở chuyên dùng để lưu giữ ô tô.

Lối thoát hiểm trong gara ô tô
Lối thoát hiểm trong gara ô tô

* Số lối ra thoát nạn của gian phòng:

Theo quy định tại mục 3.2.5. QCVN 06:2010/BXD:

Các gian phòng sau phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn:

– Các gian phòng nhóm F 1.1 có mặt đồng thời hơn 10 người;

– Các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người; riêng các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có từ 6 đến 15 người có mặt đồng thời thì cho phép một trong hai lối ra tuân theo các yêu cầu của 3.2.13 d);

– Các gian phòng có mặt đồng thời hơn 50 người;

– Các gian phòng nhóm F 1.3 (căn hộ) được bố trí ở cả hai tầng (2 cao trình – thường gọi là căn hộ thông tầng), khi chiều cao bố trí của tầng phía trên lớn hơn 18 m thì phải có các lối ra thoát nạn từ mỗi tầng.

* Số lối ra thoát nạn của các tầng, công trình:

Theo quy định tại mục 3.2.6 QCVN 06:2010/BXD:

Các tầng nhà thuộc các nhóm sau đây phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn:
– F 1.1; F 1.2; F 2.1; F 2.2; F 3; F 4.
– F 1.3 khi tổng diện tích các căn hộ trên một tầng lớn hơn 500 m2 (đối với các nhà đơn nguyên thì tính diện tích trên một tầng của đơn nguyên). Trường hợp tổng diện tích nhỏ hơn 500 m2 và khi chỉ có một lối ra thoát nạn từ một tầng, thì từ mỗi căn hộ ở độ cao lớn hơn 15 m, ngoài lối ra thoát nạn phải có một lối ra khẩn cấp theo 3.2.13 QCVN 06:2010/BXD.
Theo quy định tại mục 3.2.7 QCVN 06:2010/BXD:
Số lối ra thoát nạn từ một tầng không được ít hơn hai nếu tầng này có gian phòng có yêu cầu số lối ra thoát nạn không ít hơn hai.

Số lối ra thoát nạn từ một ngôi nhà không được ít hơn số lối ra thoát nạn từ bất kỳ tầng nào của ngôi nhà đó.

Theo quy định tại mục 8 TCVN 6160:1996:

Mục 8.1. Trong các nhà cao tầng phải có ít nhất 02 lối ra thoát nạn để đảm bảo cho người thoát nạn an toàn khi có cháy, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động.

Mục 8.2. Trong các nhà cao tầng có diện tích mỗi tầng lớn hơn 300m2 thì hành lang chung hoặc lối đi phải có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát nạn. Cho phép thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải thiết kế ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300m2.

Chú thích: Ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài phải chứa đủ số người được tính trong các phòng trên tầng đó.

5.4. Bố trí lối ra thoát nạn:

– Khi có từ hai lối ra thoát nạn trở lên, chúng phải được bố trí phân tán (trừ các lối ra từ hành lang vào các buồng thang bộ không nhiễm khói) (theo quy định tại mục 3.2.8 QCVN 06:2010/BXD).

– Khoảng cách thoát nạn:

+ Đối với tầng hầm bố trí ga ra ô tô theo quy định tại bảng 3, mục 4.14 QCVN 08:2009/BXD.

+ Đối với các tầng nổi theo quy định tại phụ lục G QCVN 06:2010/BXD.
5.5. Kích thước lối ra thoát nạn:

* Theo quy định tại mục 3.2.9 QCVN 06:2010/BXD:

Chiều cao thông thuỷ của lối ra thoát nạn phải không nhỏ hơn 1,9 m, chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn:

+ 1,2 m – từ các gian phòng nhóm F 1.1 khi số người thoát nạn lớn hơn 15 người, từ các gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác có số người thoát nạn lớn hơn 50 người, ngoại trừ nhóm F 1.3;

+ 0,8 m – trong tất cả các trường hợp còn lại.

Chiều rộng của các cửa đi bên ngoài của buồng thang bộ cũng như của các cửa đi từ buồng thang bộ vào sảnh không được nhỏ hơn giá trị tính toán hoặc chiều rộng của bản thang được quy định tại 3.4.1.

Trong mọi trường hợp, khi xác định chiều rộng của một lối ra thoát nạn phải tính đến dạng hình học của đường thoát nạn qua lỗ cửa hoặc cửa để bảo đảm không cản trở việc vận chuyển các cáng tải thương có người nằm trên.

* Tính toán tổng chiều rộng vế thang, cửa đi đối với gian phòng, tầng có số lượng người đông nhất theo quy định mục 3.2.4, 3.2.8, 3.4.1 và mục mục G2 Phụ lục G QCVN 06:2010/BXD.

6. Đường thoát nạn:

Đường thoát nạn là một đường di chuyển liên tục và không bị chặn từ một điểm bất kỳ trong nhà hoặc công trình đến lối ra bên ngoài.

Theo quy định tại mục 3.3.6 QCVN 06:2010/BXD:

Chiều cao thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn không được nhỏ hơn 2 m, chiều rộng thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn và các đoạn dốc không được nhỏ hơn:

+ 1,2 m – đối với hành lang chung dùng để thoát nạn cho hơn 15 người từ các gian phòng nhóm F 1, hơn 50 người – từ các gian phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác;

+ 0,7 m – đối với các lối đi đến các chỗ làm việc đơn lẻ;

+ 1,0 m – trong tất cả các trường hợp còn lại.

Trong bất kỳ trường hợp nào, các đường thoát nạn phải đủ rộng, có tính đến dạng hình học của chúng, để không cản trở việc vận chuyển các cáng tải thương có người nằm trên.

Đường thoát nạn phải liên tục không bị rào chắn
Đường thoát nạn phải liên tục không bị rào chắn

7. Cầu thang bộ và buồng thang bộ:

Theo quy định tại mục 3.4.1 & 3.4.2. QCVN 06:2010/BXD

3.4.1. Chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người, trong đó kể cả bản thang đặt trong buồng thang bộ, không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời không được nhỏ hơn:

a) 1,35 m – đối với nhà nhóm F 1.1;

b) 1,2 m – đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người;

c) 0,7 m – đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ;

d) 0,9 m – đối với tất cả các trường hợp còn lại.

3.4.2. Độ dốc (góc nghiêng) của các thang bộ trên các đường thoát nạn không được lớn hơn 1 : 1 (45o); bề rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 25 cm, còn chiều cao bậc không được lớn hơn 22 cm.

8. Giải pháp ngăn chặn cháy lan:

– Diện tích khoang cháy đối với ga ra ô tô ngầm ≤3.000m2 (theo quy định tại mục 4.33 QCVN 08:2009/BXD).

– Diện tích khoang cháy đối với ga ra ô tô trên mặt đất: ≤5.200m2 (theo quy định tại mục 4.39 QCVN 08:2009).

– Diện tích khoang cháy đối với nhà và công trình theo quy định tại phụ lục H QCVN 06:2010/BXD.

Theo quy định tại mục 5.2 TCVN 6160:1996:

Giới hạn chịu lửa nhỏ nhất của các bộ phận khác có tính ngăn cháy được quy định như sau:
+ Cửa đi, cửa sổ và cổng ở tường ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút.

+ Vách ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút;
+ Cửa đi, cửa sổ ở vách ngăn cháy; cửa ngăn cháy vào các tầng hầm, mái; cửa lên mái phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 40 phút;

+ Sàn ngăn cháy (sàn giữa các tầng, sàn tầng hầm mái, sàn tầng hầm, sàn tầng lửng) phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút

Theo quy định tại mục 4.5. QCVN 06:2010/BXD:

Các phần nhà và gian phòng thuộc các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau phải được ngăn cách với nhau bằng các kết cấu ngăn cách với giới hạn chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu theo quy định hoặc ngăn cách nhau bằng các bộ phận ngăn cháy. Khi đó yêu cầu đối với các kết cấu ngăn cách và bộ phận ngăn cháy này được xem xét có kể đến tính nguy hiểm cháy theo công năng của các gian phòng, giá trị tải trọng cháy, bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà.
– Trong tầng hầm hoặc tầng nửa hầm, trước lối vào các thang máy phải bố trí các khoang đệm ngăn cháy loại 1 có áp suất không khí dương khi cháy theo quy định tại mục 4.28 QCVN 06:2010/BXD.

– Trong các ga ra ngầm có hai tầng hầm trở lên, các lối ra từ các tầng vào buồng thang bộ và các lối ra từ các lồng thang máy phải bố trí qua các khoang đệm được thổi khí khi cháy ở từng tầng theo quy định tại mục 4.36 QCVN 06:2010/BXD.

– Cửa các buồng thang bộ, cửa các phòng kỹ thuật, các phòng dưới tầng hầm phải là cửa chống cháy, có cơ cấu tự động đóng, có giới hạn chịu lửa ≥45 phút, có cơ cấu tự động đóng.

– Yêu cầu khi thiết kế buồng chứa rác, ống và cửa thu rác theo quy định tại mục 4.24 QCVN 06:2010:

Buồng chứa rác, ống và cửa thu rác phải được thiết kế, lắp đặt phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật quy định riêng cho bộ phận này và các yêu cầu cụ thể sau:

+ Các ống đổ rác và buồng chứa rác phải được cách ly với những phần khác của ngôi nhà bằng các bộ phận ngăn cháy; cửa thu rác ở các tầng phải có cửa nắp ngăn cháy tự động đóng kín.

+ Không được đặt các ống đổ rác và buồng chứa rác bên trong các buồng thang bộ, sảnh đợi hoặc khoang đệm được bao bọc ngăn cháy dùng cho thoát nạn.

+ Các buồng có chứa ống đổ rác hoặc để chứa rác phải đảm bảo có lối vào trực tiếp qua một khoảng thông thoáng bên ngoài nhà hoặc qua một khoang đệm ngăn cháy được thông gió thường xuyên.

+ Cửa vào buồng chứa rác không được đặt liền kề với các lối thoát nạn hoặc cửa ra bên ngoài của nhà hoặc đặt gần với cửa sổ của nhà ở.

– Ngoài ra một số giải pháp ngăn chặn cháy lan khác quy định trong mục 4 QCVN 06:2010/BXD.

9. Hệ thống báo cháy tự động.

– Các nhà cao tầng phải thiết kế hệ thống báo cháy tự động theo quy định tại mục 6.1.3. TCVN 3890:2009 và mục 12.1. TCVN 6160:1996:

– Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống báo cháy tự động theo quy định tại TCVN 5738:2001.

Hệ thống báo cháy tự động theo quy định tại TCVN 5738:2001
Hệ thống báo cháy tự động theo quy định tại TCVN 5738:2001

>> Xem ngay: 199 mẫu thiết bị báo cháy tự động dành cho công ty cơ sở sản xuất 

10. Hệ thống cấp nước chữa cháy:

10.1. Hệ thống cấp nước chữa cháy trong và ngoài nhà:

– Các nhà cao tầng phải thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà theo quy định tại mục 8.1 & 8.2 TCVN 3890:2009.

– Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà theo quy định của TCVN 2622:1995; TCVN 4513:1988.

10.2. Họng nhận nước từ xe chữa cháy:

Hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà phải có họng nhận nước từ xe chữa cháy.

10.3. Hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động:

– Các nhà cao tầng phải thiết kế hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động theo quy định tại phụ lục C TCVN 3890:2009.

– Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động theo quy định của TCVN 2622:1995; TCVN 4513:1988; TCVN 7336:2003.

11. Giải pháp thông gió, chống tụ khói theo quy định về pccc:

– Phải trang bị theo quy định PCCC tại phụ lục D QCVN 06:2010/BXD; TCVN 5687:2010; QCVN 08:2010/BXD.

Trên đây là 11 quy định về PCCC cho chung cư nhà cao tầng giúp cho các bạn nắm tổng quan các bước thực hiện.

Bên cạnh đó việc trang bị các thiết bị PCCC là điều bắt buộc phải thực hiện, chính vì vậy kiên quyết.

Bài viết khác